Nhằm đáp ứng nhu cầu hiện hành của những cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống, thực phẩm, hàng hóa, do đó, đội ngũ chúng tôi với những chuyên viên pháp lý, luật sư dày dặn kinh nghiệm lâu năm sẽ hỗ trợ Quý khách hàng trong quá trình xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
Sau đây là một số quy định pháp luật mà Luatvn.vn chúng tôi chia sẻ chi tiết, cụ thể, chuẩn xác nhất. Mời Quý khách cùng tham khảo.
Luatvn.vn chúng tôi với đội ngũ chuyên viên và nhân viên chuyên nghiệp, tận tâm, năng lực và tận tình hỗ trợ Quý khách hàng. Hãy liên hệ ngay đường dây nóng hotline 076.338.7788 để được hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời.
Căn cứ pháp lý:
– Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;
– Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
– Nghị định 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp;
– Nghị định số 08/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương;
– Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
– Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm của Chính phủ ban hành ngày 04 tháng 9 năm 2018.
Khái niệm Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm:
Theo quy định pháp luật hiện hành thì Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Theo đó, Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ 10 trường hợp không cần/không bắt buộc phải có Giấy phép.
Những trường hợp không yêu cầu bắt buộc phải có Giấy phép như sau:
– Trường hợp 1: Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ
– Trường hợp 2: Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định
– Trường hợp 3: Sơ chế nhỏ lẻ
– Trường hợp 4: Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ
– Trường hợp 5: Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn
– Trường hợp 6: Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm.
– Trường hợp 7: Nhà hàng trong khách sạn
– Trường hợp 8: Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm.
– Trường hợp 9: Kinh doanh thức ăn đường phố
– Trường hợp 10: Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
Quy trình thủ tục luật định về cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm:
Bước 1: Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh chuẩn bị hồ sơ đầy đủ.
Bước 2: Trong 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; nếu không hợp lệ, cơ quan sẽ thông báo và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ. Quá 30 ngày kể từ khi thông báo mà cơ sở không có phản hồi thì hủy hồ sơ.
Sau đó, cơ quan sẽ thành lập Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở trong 15 ngày làm việc.
Nếu đạt thì 05 ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định, cơ quan sẽ cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở.
Bước 3: Nhận kết quả.
Quy trình thực hiện làm Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm của Luatvn.vn:
– Thứ nhất, nhận thông tin từ khách hàng và tiến hành tư vấn những quy định pháp luật, hỗ trợ những vấn đề khác liên quan đến việc làm Giấy phép.
– Thứ hai, tư vấn báo giá để khách hàng hiểu rõ quy trình làm việc, phí và lệ phí đế thực hiện xin Giấy phép tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Thứ ba, tiến hành gặp trực tiếp khách hàng, xem xét và khảo sát sơ lược cơ sở sản xuất kinh doanh của Quý khách.
– Thứ tư, Ký kết hợp đồng thỏa thuận dịch vụ làm Giấy phép
– Thứ năm, tiến hành chuẩn bị soạn thảo hồ sơ theo đúng quy định pháp luật.
– Thứ sáu, lấy thông tin từ khách hàng như hồ sơ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy khám sức khỏe, …
– Thứ bảy, tiếp đoàn thẩm định khi đoàn thẩm định cơ quan nhà nước có thẩm quyền xuống kiểm tra chất lượng cơ sở.
– Cuối cùng là nhận Giấy phép từ cơ quan nhà nước cấp và giao Giấy phép cho khách hàng.
Mức phạt hiện hành đối với hành vi kinh doanh, sản xuất thực phẩm không có Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm:
Căn cứ Điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 18. Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
- a) Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;
- b) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này.
Do đó:
– Đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy phép thì sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
– Đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy phép thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
– Đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy phép thì phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
Và buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm và buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm.
Trên đây là những thông tin dịch vụ làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm Luatvn.vn; hy vọng đây là thông tin hữu ích cho Quý khách hàng. Nếu có khó khăn, vướng mắc về vấn đề pháp lý an toàn thực phẩm như xin cấp Giấy phép VSATTP, vvv hay các vấn đề pháp lý liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline/Zalo: 0763.387.788 hoặc Email: luatvn.vn02@gmail.com để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.